Bài 2: Thực tướng của tâm




Thực tướng của tâm
Tenzin Namsel chuyển ngữ

Lama Zopa sinh năm 1945 tại Thami, Nepal. Lúc 3 tuổi Ngài được công nhận là tái sinh của Lama Lawudo. Từ năm 1956 đến 1959, Ngài tu học tại tu viện Domo ở Tây Tạng. Sau đó Ngài rời khỏi Tây Tạng khi Trung quốc xâm lược nơi này và tiếp tục tu học và hành pháp tại các trại tị nạn của người Tây Tạng tại Ấn độ, nơi Ngài đã gặp Lama Yeshe (1935 - 1984), người sau đó đã trở thành vị Thầy của Ngài. Năm 1969, hai vị Lama bắt đầu hoằng pháp cho các Phật tử phương Tây tại tu viện Kopan, Kathmandu, ở Nepal. Năm 1974 các Ngài hoằng pháp rộng rãi trên toàn thế giới. Vào năm 1975, Lama Yeshe và Lama Zopa đã sáng lập FPMT (Quỹ Bảo Tồn Truyền Thống Đại Thừa), một tổ chức Phật giáo quốc tế nay đã có hơn 150 trung tâm tại 30 nước trên thế giới)  

Bản thể của tâm là quang minh thuần tịnh, nó không hiện hữu có tự tính. Tâm là một hiện tượng (một pháp/phenomenon) mà ngã sở hữu. Tâm là vô ngã, nó không màu, không có hình tướng và trong sáng về bản chất. Tâm có khả năng cảm nhận các đối tượng, tâm không phải là đối tượng của hợp thể năm uẩn. Đây là một cách định nghĩa về tâm. Trên cơ sở này, một pháp hội đủ những đặc điểm như thế, chúng ta đã “đặt tên”, hay nói cách khác định danh cho pháp đó là “tâm”. Do vậy, không có cái tâm nào tự tồn tại, không có cái tâm nào hiện hữu có tự tính cả. Tâm chẳng là cái gì khác ngoài cái mà chúng ta lập danh từ tâm thức của mình dựa vào một cơ sở nào đó, một hiện tượng nào đó.  Vì thế không có cái gọi là tâm chân thật tồn tại có tự tính cả.  Tâm không hiện hữu có tự tính. Đó là một định nghĩa về bản thể quang minh của tâm, tức là liên quan đến bản chất rốt ráo của tâm. 

Bản chất rốt ráo của tâm, bản chất quang minh thuần tịnh này không là một với mê mờ vọng kiến. Vì thế, phụ thuộc vào các nhân và duyên, các mê mờ vọng kiến sẽ bị tẩy trừ. 

Không có một tâm thật tồn tại có tự tính, chỉ có cái tâm được định danh. Cách mà tâm tồn tại là do tâm thức của chúng ta lập danh mà thành dựa trên một hiện tượng có một số đặc tính nhất định như đã đề cập ở trên. Vì thế, tâm chỉ là sự lập danh. Cách tâm tồn tại là nó được lập danh bởi tâm thức của chúng ta dựa trên một cơ sở nhất định. Tâm tồn tại phụ thuộc vào một cơ sở nhất định, một hiện tượng nhất định mang tính vô ngã, không màu sắc, không hình tướng, quang minh về bản chất và có thể khả năng cảm nhận đối tượng. Tâm tồn tại phụ thuộc vào cơ sở đó và vào cái ý niệm định danh cho nó là “tâm”. Nói cách khác, tâm chỉ tồn tại qua tên gọi quy ước. Cái được gọi là “tâm” chỉ là tên quy ước. và một cái tên thì phải sinh ra từ tâm, do tâm định danh (đặt tên) mà ra. Chẳng có cái tâm nào hiện hữu có tự tính. Tâm sinh ra từ tâm. 

Cái tâm tồn tại là cái tâm đã bị định danh. Tâm trình hiện trước chúng ta có tự tính là giả dối. Tâm đó không tồn tại. Cái tâm trình hiện hữu ngã là không tồn tại. Một cái tâm độc lập, không định danh là không thực có, là hư dối. Không có thứ như thế tồn tại trong hiện thực. Thực chất, tâm trống không, nó không có tự tính. 

Khi một ảo thuật gia biến đổi một khúc gỗ hay một viên đá thành một thanh niên hay một phụ nữ đẹp, ông ta sử dụng phép thuật hoặc các thủ thuật để gây ảo giác cho người xem. Khi khán giả nhìn thấy một phụ nữ hay một thanh niên hấp dẫn xuất hiện thì bắt đầu khởi tin rằng những gì trình hiện trước họ là thật có, suy nghĩ này sai lầm. Tại sao sai lầm? Bởi vì phụ nữ xinh hay thanh niên hấp dẫn mà cái tâm họ cảm nhận được, hoặc tin thật có, không hề tồn tại. Người phụ nữ hay thanh niên hiện ra trước khán giả, vốn giác quan đã bị bóp méo bởi các ảo thuật, là không thực! Nó trình hiện ra nhưng không hề tồn tại.

Bản thân ảo thuật gia hay bất kỳ ai có nhãn quan không không bị bóp méo bởi ảo giác đều biết rằng những ai tin người phụ nữ đó, anh thanh niên đó có thật, là sai lầm. Ngay cả khán giả một hồi sau cũng sẽ nhận thấy ý niệm đó là sai lầm. Khi phát hiện ra đó chỉ là những biến hóa do ảo thuật gia thực hiện thì họ sẽ hiểu ngay suy nghĩ trước đó của họ là ngộ nhận. Tại sao? Vì đối tượng mà họ tin rằng mình đã nhìn thấy không hề hiện hữu. 

Cũng tương tự như thế cho cái tâm và cái Tôi, hay ngã.  Chúng không hiện hữu có tự tính. 

Trích từ tác phẩm "Thực Tướng của Sự Vật" - Lama Zopa


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thiền Hành (Walking Meditation)

99% kinh nghiệm về thiền tập của tôi là thiền tọa (ngồi thiền), lưng thẳng như mũi tên, trong tư thế 7 điểm của đức Phật Tì Lô Giá Na và...