“Đời
con như cái ly vỡ vụn,” – một vị khách
nói với Thầy. “Tâm hồn con vấy bẩn nhiều tội lỗi. Có hy vọng gì cho con không?”
“Có,”
Thầy đáp. “Có một thứ có thể hàn gắn những mảnh vỡ nát đó và mọi vết nhơ được gột rửa
sạch.”
“Đó
là cái gì?”
“Sự
tha thứ.”
“Con
phải tha thứ cho ai?”
“Mọi
người. Cuộc đời, Chúa, hàng xóm của con và đặc biệt là tha thứ cho chính mình.”
“Làm
sao để tha thứ đây?”
“Bằng
cách hiểu rằng không ai đáng bị đổ lỗi cả,” Thầy đáp, “không ai cả.”
2.
“Con
đi tìm kiếm ý nghĩa của sự hiện hữu.” – Một vị khách lạ nói với Thầy.
“Lẽ
dĩ nhiên, anh đang giả định là một sự hiện
hiệu hữu có ý nghĩa.” – Thầy trả lời.
“Chả
lẽ lại không có ?”
“Khi
anh kinh nghiệm sự hiện hữu đúng như nó
là – chứ không phải như anh nghĩ nó
là – anh sẽ nhận ra rằng câu hỏi của anh chả có ý nghĩa gì hết.” – Thầy
đáp.
3.
Thầy
diễn lại một mẩu đối thoại tưởng tượng giữa Chúa và một tín đồ:
Tín
đồ: Xin Chúa đừng bỏ con.
Chúa:
Ta đi để Chúa thánh thần có thể tới được.
Tín
đồ: Chúa thánh thần này là gì ạ?
Chúa:
Lòng can đảm và tự do đến từ sự bất phụ thuộc.
4.
Một
lần nọ, Thầy trò chuyện với một ông hàng xóm ở miền quê, ông này bị ám ảnh với
việc phải có thêm nhiều đất đai.
“Con
ước mình có thêm đất,” ông ta nói.
“Nhưng tại sao?, Thầy hỏi, “Chẳng phải ông đã có đủ
đất rồi đấy thôi?”
“Nếu
con có thêm đất, con sẽ nuôi thêm bò.”
“Rồi
ông làm gì với đám bò đó?”
“Con
bán chúng đi lấy tiền.”
“Để
làm gì?”
“Để
mua thêm đất và nuôi thêm nhiều bò.”
5.
“Thế
giới hiện đại hiện đang nhức nhối về chứng lười biếng tình dục ngày càng tăng,”
– một nhà tâm lý học nói.
“Cái
đó là gì thế?” Thầy hỏi.
“Chứng
mất hết hứng thú tình dục.”
“
Thật kinh khủng!” Thầy đáp. “Chữa trị bằng cách nào đây?”
“Chúng
tôi cũng không biết. Thầy biết cách nào không?”
“Tôi
nghĩ là tôi biết.”
“Cách
gì vậy?”
“Khép
tình dục thành một tội đi,” Thầy trả lời với nụ cười hóm hỉnh.
6.
“Một
số người nói rằng không có đời sống sau cái chết,” một đệ tử nói.
“Họ
nói vậy à?” Thầy đáp bình thản.
“Thật
kinh khủng khi chết và không bao giờ có thể nhìn thấy, nghe thấy hoặc yêu
thương hoặc di chuyển lại được nữa.”
“Con
thấy điều đó kinh khủng à? Thầy hỏi “Nhưng đây là cách phần đông mọi người đang
làm ngay cả trước khi họ chết mà.”
“Cụ
thể thì Giác ngộ là gì ạ?” Một đệ tử chất vấn Thầy
“Nhìn
thấy Hiện Thực như chính nó.” Thầy đáp
“Ai
mà chả thấy Hiện Thực như chính nó.”
“Ồ
không, phần đông người ta nhìn Hiện Thực theo cách họ nghĩ nó là”
“Có
gì khác nhau?”
“Sự
khác nhau giữa việc con nghĩ con đang chìm nghỉm giữa một đại dương bão tố và con
biết rằng con không thể chìm vì làm gì có nước ở xung quanh con.”
8.
“Làm
sao con có thể thay đổi chính con?”
“Con
là chính con, vì thế con không thể thay đổi chính con, cũng tựa như con không
thể đi mà bỏ cái chân ở lại được.”
“Không
lẽ không thể làm gì được sao?”
“Con
có thể hiểu và chấp nhận điều này.
“Con
sẽ thay đổi như thế nào nếu con chấp nhận bản thân con?
“Con
sẽ thay đổi như thế nào nếu con không chấp nhận bản thân con? Những gì con
không chấp nhận, con sẽ không thay đổi, con chỉ cố kiềm nén mà thôi.”
9.
“Sao
con luôn làm điều ác?”
“Vì
con bị mê hoặc.” Thầy đáp
“Bởi
cái gì?”
“Bởi
cái ảo giác mà con gọi là bản ngã
“Vậy
làm sao để ngưng cái ác?”
“Bằng
cách hiểu rằng cái ngã mà con biết không tồn tại, vì thế không cần phải bảo vệ
nó.”
10.
“Thầy
sẽ chúc chúng con một Giáng sinh vui vẻ chứ?”
Thầy
liếc vào tờ lịch, thấy hôm nay là thứ Ba và nói: “Thầy muốn chúc các con một
ngày thứ Ba vui vẻ thì hơn!”
Điều
này làm những người Công giáo trong tu viện khó chịu cho đến khi Thầy giải
thích: “Hàng triệu người không vui hưởng ngày hôm nay mà phải đợi tới Giáng
Sinh. Vì thề niềm vui của họ ngắn ngủi lắm. Nhưng với những người học cách vui
sống trong hiện tại, thì ngày nào cũng là Giáng Sinh cả.”
11.
“Sư phụ cũ của con dạy con chấp nhận sinh và
tử.”
“Vậy
con còn đến gặp ta làm gì?” Thầy hỏi.
“Để
học cách chấp nhận những thứ nằm giữa đoạn sinh và tử.”
12.
“Hạnh
phúc giống như con bướm” Thầy nói, “Đuổi theo nó, nó lẩn trốn ta. Ngồi xuống im
lặng, nó sẽ đậu lên vai con.”
“Vậy
con phải làm gì để có hạnh phúc?”
“Ngưng
đuổi theo nó.”
“Nhưng
chẳng lẽ không làm gì sao?”
“Con
có thể ráng ngồi trong im lặng – nếu con dám làm thế!”
(Trích từ tác phẩm Tỉnh Thức - Awakening của Anthony De Mello)
- Chân Như Việt dịch.
- Chân Như Việt dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét