Chúng ta đều như nhau.


(Anh Nguyễn phỏng dịch)


Dù đến từ góc nào trên trái đất này, chúng ta về bản chất đều là con người như nhau. Tất cả chúng ta đều mưu cầu hạnh phúc và mong muốn lánh xa khổ đau. Về cơ bản, chúng ta đều có những như cầu tương tự và những quan tâm giống nhau. Là con người, ai cũng mong muốn được tự do, được quyền quyết định số phận của cá nhân mình và số phận của dân tộc mình. Đó là bản chất của con người.
Vấn đề mà chúng ta phải đương đầu hôm nay do chính con người gây ra, dù đó là xung đột bạo lực, hủy hoại môi trường sống hay sự đói nghèo. Những vấn nạn này có thể được giải quyết nhờ sự nỗ lực của chính con người thông qua nhận hiểu rằng chúng ta đều là anh chị em và thông qua việc phát triển tinh thần huynh đệ. Chúng ta phải tu dưỡng trách nhiệm phổ quát đối với nhau và trải rộng trách nhiệm đó cho thế giới mà chúng ta đang cùng chia sẻ.
Tôi cảm thấy lạc quan rằng những giá trị truyền thống vốn lưu giữ được nhân loại cho đến ngày nay đang một lần nữa được thể hiện lại ở đây hôm nay, chuẩn bị cho con đường vươn tới một thế kỷ 21 tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.
Tôi cầu nguyện cho tất cả chúng ta, bạn bè và kẻ áp bức, để cùng nhau, chúng ta có thể thành tựu trên con đường kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn thông qua sự hiểu biết và yêu thương nhau, và bằng cách đó, cầu mong sao chúng ta có thể giúp vơi bớt những bất hạnh và khổ đau cho tất cả các chúng sinh hữu tình.
Trích diễn văn phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV tại lễ nhận Giải Nobel Hòa Bình ngày 10/12/1989 tại Oslo.

Ba thệ nguyện của đời tôi.
Thệ nguyện thứ nhất, là một con người, tôi cổ xúy các giá trị nhân bản và những phẩm chất tinh thần vốn là những yếu tố then chốt cho một cuộc sống hạnh phúc, dù đó là hạnh phúc của một cá nhân, một gia đình hay một công đồng. Ngày nay, tôi thấy dường như chúng ta ít quan tâm tu bồi các phẩm chất nội tại, đó là lý do vì sao ưu tiên hàng đầu của tôi là phát triển những phẩm chất này.
Thệ nguyện thứ hai của tôi, trong vai trò một tu sĩ Phật giáo, tôi cố xúy sự hòa hợp giữa các tôn giáo khác nhau. Trong chế độ dân chủ, chúng ta thừa nhận sự cần thiết của một đời sống chính trị đa đảng. Tuy nhiên, chúng ta ngần ngại khi đề cập đến vấn đề dị biệt trong các tín ngưỡng và tôn giáo. Dù các khái niệm và triết thuyết có khác nhau, tất cả các truyền thống tôn giáo chính thống đều chuyển đến chúng ta thông điệp của tình thương, lòng từ ái, sự nhẫn nhịn, ôn hòa và tính tự kỷ luật. Các tôn giáo đều có khuynh hướng chung là giúp con người hướng đến một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Thệ nguyện thứ ba, trong địa vị một Dalai Lama, là sự nghiệp của Tây Tạng, điều mà tôi luôn đặc biệt trăn trở. Tôi mang trách nhiệm lớn lao đối với nhân dân Tây Tạng vì trong suốt những năm tháng khốc liệt của lịch sử, họ luôn luôn đặt cả hy vọng và niềm tin vào tôi. Hạnh phúc của người Tây Tạng luôn là nguồn động viên liên tục cho tôi và trong sự nghiệp đấu tranh cho công lý, tôi luôn xem mình là một phát ngôn viên tự do đang lưu vong của họ.
Thệ nguyện thứ ba ngày sẽ chấm dứt khi Tây Tạng và Trung Quốc tìm được một giải pháp thỏa đáng chung cho cả hai bên. Còn hai thệ nguyện đầu, tôi sẽ giữ mãi mãi cho đến hơi thở cuối cùng.
Trích trong tác phẩm “Hành Trình Tâm Linh Của Tôi” - Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thiền Hành (Walking Meditation)

99% kinh nghiệm về thiền tập của tôi là thiền tọa (ngồi thiền), lưng thẳng như mũi tên, trong tư thế 7 điểm của đức Phật Tì Lô Giá Na và...