Vì sao bám luyến là nguồn cội của ưu phiền?

Phần đông chúng ta lớn lên với niềm tin cố hữu rằng nếu làm ra nhiều của cải, tiền bạc hoặc đạt được những thành công về vật chất thì sẽ giải quyết được mọi bài toán trong cuộc sống. Rồi khi có được chúng, ta rất sợ mất mát hay phải xa rời buông bỏ. Chúng ta tốn không biết bao nhiêu công sức để kiếm nhiều tiền và đuổi theo một số mối quan hệ với hy vọng “rồi mai kia mình sẽ được sống an vui”. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra đâu.

Bạn biết không, cái vui sướng vì sở hữu vật chất thường không dài lâu và chúng ta sẽ lại tiếp tục quay trở lại trạng thái thèm muốn những vật chất khác. Cho nên câu hỏi đặt ra ở đây là buông bỏ sự tham luyến, thèm muốn thực sự có ý nghĩa gì?
Sống không bám luyến về cơ bản có nghĩa là bạn không nắm giữ những thứ quanh mình với kỳ vọng tìm thấy sự sung sướng thoải mái hay niềm sướng vui từ chúng, và bạn nhận biết rằng muốn sống bình yên trong chân hạnh phúc thì phải biết buông bỏ bớt những thứ này, biết đủ và ít mong cầu.
Sự buông bỏ và xa rời bám luyến thật sự có nghĩa là sống giữa những thứ trên đời này như tình cảm, các mối quan hệ và các sở hữu vật chất mà nhận chân được sự thật cố hữu của chúng, đó là bản chất vô thường và sự phụ thuộc lẫn nhau.
Vài đơn cử của những dính mắc gây ra phiền não:
1. Tôi thích người này vì họ tốt với tôi và không ưa người kia vì họ làm tôi khó chịu.

2.Cần phải thừa mứa vật chất tiền bạc thì mới có hạnh phúc.

3. Mong đạt được kết quả chẳng hạn như phải được thăng tiến trong công việc thì mới giải quyết được tất cả mọi vấn đề.


Vì sao tham luyến dẫn đến đau khổ? Tham luyến gây ra đau khổ là vì mọi dính mắc luôn ngắn ngủi và mất mát là điều không thể tránh khỏi trong đời sống này.
Phật giáo dạy rằng thứ duy nhất thường hằng trong vũ trụ chính là sự thay đổi. Khi tham luyến, chúng ta đang cố gắng kiểm soát và kìm giữ mọi thứ cố định. Đau khổ xuất hiện vì chúng ta cứ đi ngược lại các lực đẩy tự nhiên của vũ trụ. Đó chính là khởi nguồn khiến ta luôn ưu tư, trầm uất và phiền não.
Sự thật là thay vì trở thành một con rô bốt vô cảm, chúng ta hoàn toàn có thể tận hưởng một đời sống cởi mở và trọn vẹn. Vì sao?
Vì chúng ta hiểu thay đổi là thứ duy nhất thường hằng trên thế gian này và rằng bất kỳ khoảnh khắc hạnh phúc hay vui sướng nào cũng đều ngắn ngủi và cần được trân quý. Chúng ta cũng nhận biết được rằng khổ đau chướng ngại cũng không kéo dài vĩnh viễn.
Trong mối quan hệ với người, chúng ta cũng nên để họ được yên bình và tự do vì ta đâu cần họ phải giữ nguyên một trạng thái cố định bất biến. Bạn yêu quý họ vì họ là họ, họ là như vậy và sẽ là như vậy mà thôi.
Bạn có thể vui vẻ lái chiếc xe của mình mà không cần đặt hạnh phúc phụ thuộc vào nó. Nếu mai kia nó hư hỏng thì cũng chẳng vì thế mà tâm bạn bị xáo trộn buồn phiền. Bạn có thể hành động hướng tới mục tiêu mà không đặt để an vui hạnh phúc của mình vào kết quả.
Do vậy, khởi nguồn của phúc lạc và bình yên không nằm trong bất kỳ sự tham luyến hay thèm muốn nào cả. Thiền sư Ajahn Chah đã từng nói: “Xả bỏ một chút thì được bình yên một chút. Xả bỏ nhiều, thì được nhiều bình yên. Xả bỏ hoàn toàn thì sẽ được bình yên hoàn toàn.”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thiền Hành (Walking Meditation)

99% kinh nghiệm về thiền tập của tôi là thiền tọa (ngồi thiền), lưng thẳng như mũi tên, trong tư thế 7 điểm của đức Phật Tì Lô Giá Na và...