Đối Trị Sân Hận
Chân Như chuyển Việt ngữ
Trong buổi Pháp đàm tại Thiền viện Vajrapani, Boulder Creek, California ngày 23 tháng Năm, 1997, Lama Zopa Rinpoche đã hướng dẫn nhiều phương pháp đối trị sân hận – sân hận của bản thân và sân hận của người khác hướng về mình. Thuyết giảng của Ngài sau đó được đăng trên tập san Mandala, một tạp chí của FPMT, số tháng Bảy- tháng Tám, 1997.
Chân Như chuyển Việt ngữ
Trong buổi Pháp đàm tại Thiền viện Vajrapani, Boulder Creek, California ngày 23 tháng Năm, 1997, Lama Zopa Rinpoche đã hướng dẫn nhiều phương pháp đối trị sân hận – sân hận của bản thân và sân hận của người khác hướng về mình. Thuyết giảng của Ngài sau đó được đăng trên tập san Mandala, một tạp chí của FPMT, số tháng Bảy- tháng Tám, 1997.
Tánh Không là phương thuốc đối trị mọi căn nguyên của các vọng tưởng – vô minh, vì thế mọi vọng tưởng sẽ bị diệt trừ. Tại thời điểm chúng ta quán tưởng tánh Không thì sân hận sẽ ngưng khởi phát. Sân hận phát sinh khi chúng ta chấp thủ vào tự ngã giả tạm, những sự vật giả tạm - những thứ không hiện hữu. Vì thế khi quán tưởng tánh Không trên tự ngã, trên các sự vật, ta sẽ thấy không có cơ sở cho sân hận khởi phát. Đó chính là liều thuốc giải độc hiệu nghiệm nhất. Nếu sân hận tiếp tục xuất hiện thì đó là vì không có sự đều đặn liên tục trong hành thiền, quán tưởng và chánh niệm. Vấn đề là chúng ta phải ghi nhớ được phương pháp hành thiền. Một khi bạn ghi nhớ được, nó sẽ vô cùng hiệu nghiệm. Khi không để ý phương pháp này, vọng niệm, sân hận v.v.. sẽ khởi sinh và sai xử bạn.
Một điều tôi hay nhắc mọi người là hãy suy nghiệm về nghiệp quả. Đức Đạt Lai Lạt Ma thường dạy rằng Phật tử không tin vào một Đấng Thượng Đế nào cả. Triết thuyết Phật giáo cơ bản này giúp chúng ta luôn ghi nhớ rằng không có một tâm thức tách biệt nào bên ngoài tâm thức của chính ta kiến tạo nên cuộc đời ta, kiến tạo nên nghiệp quả của ta cả. Tất cả những việc gì xảy ra trong cuộc sống của chúng ta là từ chính tâm thức của ta. Ngũ uẩn, các giác quan, các cảm thọ, vui, buồn v.v.., tất cả thế giới này được tạo ra từ tâm thức. Vết hằn của các nghiệp quả trong quá khứ, thiện nghiệp hoặc bất thiện nghiệp vốn hiện hữu trong tâm thức chúng ta sẽ hiện hữu trở lại. Những dấu vết nghiệp quả quay lại thân người với các giác quan, ngũ uẩn, các cảm thọ, tất cả những gì hiện thị ở đời này, đều bắt nguồn từ tâm thức, hay nghiệp quả của chúng ta.
Nếu sự quán tưởng của bạn về tánh Không chưa hiệu quả thì giáo lý về nghiệp quả sẽ vô cùng mạnh mẽ đối với những người thế tục. Khi quán về nghiệp quả, sẽ không còn cứ điểm nào trong tâm để sân hận nổi lên vì chẳng có cái gì tồn tại đề đổ tội trách cứ cả. Suy nghiệm về nghiệp quả tức là thực hành giáo lý căn bản của Phật giáo cho rằng không tồn tại một đấng sáng tạo nào ngoài chính tâm thức của mình. Đó không chỉ là một triết lý mà còn là một phương pháp vô cùng pháp mạnh mẽ. Sân hận được tạo tác dựa trên niềm tin vào một đấng sáng tạo. Ai đó đã tạo ra vấn đề này, chuyện này xảy ra là vì người nọ, người kia. Trong cuộc sống hàng ngày, khi có chuyện này chuyện kia xảy ra, thay vì thực hành triết lý không có người tạo tác vấn đề thì chúng ta lại hành xử như thể có người tạo tác, rằng kẻ nào đó đã gây ra vấn đề này. Ngay cả khi chúng ta không sử dụng chữ “Trời”, chúng ta vẫn tin rằng vấn đề này kia nảy sinh là do một ai đó gây ra. Khoảnh khắc mà bạn suy nghiệm về nghiệp quả và nhận ra rằng không có ai tạo tác cả, thì sẽ không có cơ sở nảy sinh sân hận.
Chúng ta cần nghĩ như thế này: trong quá khứ, tôi đã gây hại cho một chúng sanh hữu tình nào đó, vì thế trong đời này một ai đó sẽ gây hại cho tôi. Khi nổi cơn sân hận, bạn cho rằng mình được quyền gây hại người khác nhưng người khác không được gây hại cho mình. Như thế rất vô lý. Như thế theo cách nghĩ ngày, chẳng khác nào bạn nói: “Tôi đáng được nhận cái hại này lắm”.
Một cách khác là sử dụng tình huống này để phát triển lòng từ bi: Tôi gánh lấy cái hại này là vì nghiệp quả của tôi. Ai khởi ra những việc này? Không phải người nào khác khởi mà chính là do các hành vi của tôi. Tôi đã từng có hành vi bất thiện với những chúng sanh hữu tình nào đó trong quá khứ và đó là lý do vì sao tôi bị đối xử lại như vậy; Nghiệp quả của tôi đã xui khiến người khác gây hại cho tôi ở đời này. Và ở đời này, khi tái sinh vào cõi người, người đó gây hại lại cho tôi vì một hành vi bất thiện nào đó tôi đã khởi lên trong quá khứ. Nhưng vì gây tổn hại cho tôi, họ lại tạo ra những ác nghiệp khác nên sẽ không được tái sinh vào cõi người mà bị đọa sinh vào các cõi giới thấp kém hơn.
Bằng cách này, bạn đang áp dụng các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống để phát tâm Bồ Đề. Điều này có nghĩa là khi một ai đó có thể phát triển toàn bộ con đường giác ngộ Đại thừa, gồm cả sáu hạnh Ba la mật, dù đó là con đường Kinh điển hay Mật điển, người đó có thể tận diệt được những tà kiến trong tâm và thành tựu giác ngộ viên mãn. Nhờ lòng bi mẫn của người đó, bạn có thể phát khởi tâm từ bi, giải thoát chúng sanh hữu tình khỏi phiền não khổ đau, mang đến sự giác ngộ và hạnh phúc viên mãn cho họ.
Một ai đó cũng có thể nghĩ theo cách này: bằng cách thực hành tâm từ bi cho một người, ta cũng có thể phát khởi tâm từ bi đến cho tất cả chúng sinh hữu tình. Con người ấy từ bi cao quý ấy đang giúp ta ngưng làm tổn hại đến các chúng sinh hữu tình, và trên hết, nhận được sự trợ giúp từ ta. Vì ta không làm hại người khác nên an lạc, hạnh phúc sẽ đến với ta; và vì nhận được sự giúp đỡ của ta, các chúng sinh khác cũng có an lạc và hạnh phúc. Toàn bộ niềm an lạc, hạnh phúc mà bạn có thể dâng hiến cho các chúng sinh hữu tình đến từ chính con người đó.
Tương tự, bạn cũng có thể huân tập sự nhẫn nhịn theo cách này để chấm dứt sân hận. Trong lời khuyên của Đức Kadampas, có sáu phương pháp thực hành hạnh nhẫn nhục. Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết lúc này. Đó là những lời khuyên chí tình phải ghi nhớ, phải ghi chép xuống để thực hành.
Một điều rất hay nữa mà Ngài Pabongka Rinpoche đã giải thích trong quyển “Giải Thoát Trong Lòng Tay”: nhìn chung, chúng ta không nổi giận với cây gậy mà người ta dùng để đánh ta. Cây gậy là một công cụ do người khác điều khiển, vì vậy nổi giận với cây gậy là điều ngớ ngẩn. Tương tự, thân, khẩu, ý của một người hoàn toàn bị cơn giận dữ, các vọng tưởng sai xử. Thân, khẩu, ý của người đó trở thành kẻ nô lệ, được sử dụng như một công cụ của sân hận. Người nổi sân hận hoàn toàn không có tự do. Vì vậy, khi họ không có tự do, ta nên xem họ là đối tượng của lòng từ bi. Không những thế, ta phải tự xem mình có trách nhiệm xoa dịu sân hận của họ. Nếu bạn không thể làm gì được nữa thì hãy thỉnh cầu Phật, Pháp và Tăng giúp họ xoa dịu cơn giận.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giảng giải thiền định về lòng từ bi của người khác, về việc xem họ cũng quý giá như Đạo pháp, như Đức Phật, như Đạo sư, nhân từ như Đức Phật, như Đạo sư. Đúc kết lại rằng, nếu không ai khởi sân hận lên với ta, thì ta không bao giờ học được đức tính nhẫn nhịn. Nếu ai cũng yêu thương ta thì ta không bao giờ phát triển được hạnh nhẫn nhục quý báu. Vì thế có một nhu cầu thiết yếu trong cuộc đời là ai đó khởi lòng sân hận với ta. Sự sân hận đó không quý báu đối với họ nhưng vô cùng quý báu đối với ta.
Có ai đó yêu thương mình là điều quý giá, nhưng còn quý giá hơn nếu có ai đó sân hận mình. Bạn sẽ thấy, người yêu thương bạn sẽ không giúp bạn làm lợi lạc cho vô số chúng sinh hữu tình hoặc thực hành toàn bộ đạo lộ đến giác ngộ. Những người đó rất quý giá với tôi bởi vì họ sân hận các bạn. Sân hận của họ như một viên ngọc ước đối với bạn đấy!
Giận dữ sẽ phá hủy công phu tu tập, phá hủy hạnh phúc của bạn không chỉ một ngày ngắn ngủi mà là dài hạn. Trong “Nhập Bồ Tát Hạnh” có nói: một lần nổi sân hận có thể kéo lùi sự chứng ngộ cả ngàn kiếp. Sân hận là một cản trở lớn, đặc biệt đối với sự thực hành Bồ đề tâm. Do vậy, vì người này nổi sân hận với tôi, tôi có thể phát triển được hạnh nhẫn nhục và vượt qua được cơn giận của chính mình, thành tựu con đường giác ngộ viên mãn. Các bạn sẽ hoàn tất được hai loại công đức: chấm dứt mọi cấu uế, chướng ngại để thành tựu giác ngộ, đồng thời giải thoát chúng sinh hữu tình, dẫn họ đến bờ giác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét